Quy trình chuẩn bị bề mặt chống thấm

 

Công tác chuẩn bị bề mặt quyết định quá nửa liên quan đến chất lượng lớp chống thấm

Hãy làm đúng quy trình để khỏi phải suy nghĩ về sau

Vị trí 

Nếu có thể, hãy chọn bề mặt lớp kết cấu làm nơi cho lớp chống thấm dính bám, lý do:

  • Là lớp đặc chắc nhất trong ngôi nhà
  • Tại một vị trí nào đó, nếu không may xảy ra trường hợp màng chống thấm bị tổn thương, nước xuyên qua gặp kết cấu cũng không  loang ra, mà chỉ khu trú đúng tại nơi đó, rất dễ khắc phục triệt để và hiệu quả

Việc chuẩn bị bề mặt bản chất là gia cường lại lớp kết cấu sao cho đồng nhất hơn, đặc chắc hơn, không còn vết nứt để nước đi qua khi xảy ra trường hợp trên

Các bước chuẩn bị theo ng;uyên tắc từ thô đến tinh

 

CHUẨN BỊ BỀ MẶT CHO SÀN BÊ TÔNG

 

Đảm bảo cường độ bề mặt không dưới 20Mpa/bê tông được bảo dưỡng đầy đủ trong ít nhất 14 ngày

Bước do bên gây ra phải thực hiện:

  • Sắt biện pháp cắm trên bề mặt: Đục, cắt sâu, trám bằng vữa chuyên dụng
  • Đổ bù bê tông, đổ vữa tự chảy, vữa chống thấm những vị trí bị tổn hại sâu quá 1,0 cm
  • Tẩy hết vữa thừa bám trên bề mặt bê tông kết cấu. Đặc biệt lưu ý hạn chế nhất có thể các tổn hại gây ra cho bề mặt bằng phẳng của bê tông
  • Dầu mỡ, dầu tháo khuôn hoặc hợp chất bảo dưỡng phải được loại bỏ khỏi bề mặt bê tông bằng phương pháp bắn cốt liệu hoặc những phương pháp khác.

Bước mài sửa, vệ sinh:

  • Sử dụng máy mài với các loại lưỡi thô, tinh, bàn chải sắt... đánh bay các mảng vữa bê tông cường độ yếu do cát nước dồn lắng trong quá trình đầm
  • Mở rộng các khe nứt bề rộng trên 2mm nếu có- đảm bảo có được bề rộng mới tối thiểu 6mm
  • Trám vá thô các lỗ thủng bằng vữa chống thấm
  • Vệ sinh bằng chổi quét, máy hút bụi, đặc biệt khâu thổi rửa nước áp lực cao (#150 bar) loại bỏ bụi bám. Mức độ dùng vải đen lau không thấy bẩn bột

Sửa chữa các khe nứt dưới 2mm, tăng cường các vị trí ống xuyên sàn- bị giảm yếu- bo góc

Dặm vá trước có thể bằng chính vật liệu chống thấm được lựa chọn để đảm bảo tại đây lớp chống thấm được nhiều lớp hơn, dày hơn. Ví dụ với gốc PU, tại đây độ dày không dưới 2,5mm, phủ rộng ra mỗi bên khoảng 100mm 

Sửa chữa các khe nứt trên 2mm đã được mở rộng

  • Quét Primer kết nối, vệ sinh bề mặt các khe nứt
  • Trám khe nứt

Một số loại vật liệu kết nối và trám khe nứt thường dùng;

 

 Sika latex TH pha xi măng (hồ dầu) quét lót...

 MasterEmaco P158- Latex

 Spec PU-25 ;   Sikaflex Construction AP: Keo trám khe gốc Polyurethane... 

 Sika Primer 3N: Chất quét lót một thành phần gốc Epoxy - Polyurethane có chứa dung môi, để thi công các chất trám khe

 Sikadur-20 Crack Seal Keo gốc Epoxy 2 TP đàn hồi nhẹ, tuýp 160ml và 850ml bơm vào khe, pha xi- măng trám khe nứt, . Xem video hướng dẫn Tại đây

Bên cạnh đó, một số chất chống thấm cũng được sử dụng như một chất trám khe sau khi được pha thêm với xi-măng...

 

 

 

CHUẨN BỊ BỀ MẶT CHO TƯỜNG GẠCH MỘC

Theo thứ tự sau:

Loại bỏ vữa thừa

Loại bỏ vữa xốp

Trám trét bù đắp và tạo phẳng bằng vữa Latex chống thấm: : XM/ cát= 1/3- 1/4, Điều chỉnh độ sệt bằng hỗn hợp nước và Latex bằng cách sử dụng tỉ lệ giữa Latex/ nước = 1/3 (mỗi m3 vữa= 260L nước= 65L Latex> 1m2 dày 20 hết khoảng 1,3kg/m2)

 

GIA CƯỜNG CHÂN TƯỜNG, GÓC TƯỜNG BẰNG VỮA

 

Theo thứ tự sau:

  • Hồ dầu Latex: 1 lít Latex + 1 lít nước + 4 kg xi măng/ cho 4 m2
  • Lưới sợi thủy tinh Fiber Glass hoặc lưới Polyester chống nứt
  • Tiếp tục lớp hồ dầu Latex
  • Trát lớp vữa latex chống thấm ngay khi lớp hồ dầu còn ướt

Lưu ý: 

Với một số loại vật liệu chống thấm có thể sử dụng luôn kết hợp với lưới để gia cường chân tường

Độ ẩm bề mặt chuẩn bị:

  • Với loại vật liệu gốc xi- măng 2 thành phần cần bão hòa và không đọng nước
  • Với gốc PU cần bề mặt khô

 

 CHUẨN BỊ BỀ MẶT CHO TƯỜNG NGOÀI

  • Tường cũ phải cạo- mài loại bỏ dầu mỡ, rêu mốc, các lớp sơn, vôi cũ. Sửa chữa các vết nứt. Sau đó rửa phun nước áp lực và để khô.
  • Tường mới phải để khô và ổn định kết cấu (tối thiếu 12-15 ngày). . Sửa chữa các vết nứt nếu có. Làm sạch bụi bẩn.