Màng chống thấm khò nóng hiện không được khuyến khích sử dụng

 

Hình ảnh thi công màng khò nóng:

 

   

 

Hình ảnh thi công màng chống thấm 2 thành phần:

 

 

Để bạn dễ hình dung, chongthamthaison đưa ra bảng so sánh sau, giữa chống thấm bằng màng khò nóng so với dùng loại gốc xi-măng 2 thành phần hoặc gốc PU

 

Các tiêu chí so sánh

Màng khò nóng

Gốc xi-măng 2 thành phần/ PU

Trực quan

Nhìn trực quan thích hơn: Tấm dày (3-5mm), bó thành cuộn (thường khổ rộng 1m)

Dạng lỏng sệt, đựng trong bao gói

Độ bền

Gốc Bitum nhựa đường, kém bền khi chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết so với một số loại hóa chất chuyên dụng khác

Đa dạng, phù hợp với nhiều loại khu vực đặc thù: Nắng nóng, thường xuyên đọng nước, khu vực chà xát đi lại, chịu tải trọng...

Cơ chế ngăn nước

Tạo thành 1 lớp áo bọc, có nhiều mối nối do kích thước tấm có hạn

Tạo lớp màng liên tục không hề có mối nối

Vị trí dễ bị nước đi qua

Mối nối giữa các tấm, góc cạnh phải cắt tạo khuôn, các vị trí lồi lõm…

Không có

Cơ chế thấm nước khi bị thủng

Nước loang rộng dưới lớp chống thấm, gây thấm ở bất kỳ chỗ nào bê tông bị rỗ nứt

Nước chỉ có thể xâm nhập và dừng lại ngay vị trí bị thủng, không loang rộng, không gây ra thấm nếu phía dưới là lớp bê tông đặc chắc

Khắc phục khi bị sự cố

Rất khó, chỉ có thể lột toàn bộ khu vực lên làm lại

Rất dễ, thấm chỗ nào khắc phục đúng vị trí đó

Thi công

Phức tạp, nhiều công đoạn (đo, cắt, gia cố, quét lót, khò lửa thật đều, nén ép đẩy bọt khí…), đòi hỏi thợ tay nghề cao và luôn tập trung cao độ

Đơn giản (quét 2-3 lớp), chỉ cần thợ có tính cẩn thận, đúng quy trình

Giám sát

Theo dõi sít sao trong suốt quá trình, không được bỏ qua một chi tiết nào

Chỉ cần kiểm tra kết quả cuối cùng (bề mặt nhẵn, kín)

Xu hướng

Các hãng lớn đã tiết giảm sản xuất từ 2017

Ứng dụng ngày càng rộng rãi